CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Ngôn ngữ: vien

02253 261 208

Hours: 8AM-17PM (T2-T7)


Phân biệt chống tĩnh điện, ESD và cách điện

Có 3 khái niệm liên quan đến quản lý tĩnh điện mà chúng ta hay nhầm lẫn - đó là Chống tĩnh điện (antistatic), cách điện (isulating) và xả tĩnh điện (ESD). Tất cả các thuật ngữ này đều có vẻ khó diễn giải, nhưng chúng lại là những vấn đề cần phải hiểu rõ khi chúng ta triển khai quản lý ESD.

Khi các bạn đã hiểu rõ hơn về sự khác biệt, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định tốt hơn về trang bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên của mình.

Các thuật ngữ này có nghĩa là gì - khi nào chúng quan trọng và cách bảo vệ tốt nhất mà bạn có thể cung cấp là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.


1. Chống tĩnh điện (antistatic)

Thuật ngữ này nhằm để chỉ ra rằng một vật liệu không thể trở nên tích điện tĩnh.

Khi bạn di chuyển, tĩnh điện chủ yếu sinh ra là do ma sát giữa quần áo và bề mặt khác. Các bề mặt khác ở đây có thể là cơ thể của bạn, các sản phẩm may mặc khác hoặc thậm chí là vải bọc của ghế.

Bạn không muốn các điện tích này được tích lũy. Ngược lại, những điện tích này cần phải được thải ra ngoài càng nhanh càng tốt. Bản thân điện tích không nguy hiểm, nhưng mối nguy ở đây là khả năng phóng điện. Ví dụ điển hình hàng ngày là sự phóng điện khi bạn cởi chiếc áo len của mình bằng cách kéo nó qua đầu vào một ngày mùa đông.

Tia lửa điện được tạo ra bởi sự phóng điện này, có thể nguy hiểm đến tài sản và tính mạng khi nó xảy ra ở những khu vực có nguy cơ cháy nổ. Ví dụ, tia lửa điện nhỏ nhất cũng có thể gây ra vụ nổ thảm khốc trong môi trường dễ nổ hoặc môi trường ATEX (ATmosphères EXplosibles).

Cách bảo vệ bản thân trước nguy cơ cháy nổ do phóng tĩnh điện:

• Mặc quần áo bảo hộ lao động chống tĩnh điện phù hợp với EN 1149-5. Quần áo này cho phép tiêu tán các điện tích, đây là lý do tại sao các nhà sản xuất quần áo sử dụng kim loại hoặc sợi carbon. Trong vật liệu phủ, một sản phẩm chống tĩnh điện được thêm vào lớp phủ.

• Chọn giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện. Tất cả giày lao động từ loại S1 trở đi (bao gồm S1P, S2 và S3), đều có đặc tính chống tĩnh điện.

• Mang thiết bị bảo vệ đầu, thính giác và mặt được ATEX chỉ định. Các thiết bị điện tử trong PPE này là chống tĩnh điện.


2. ESD (ElectroStatic Discharge - xả tĩnh điện)

Có một số biến thể của ESD:

- Thiết bị nhạy cảm tĩnh điện (Electrostatic Sensitive Device)

- Xả tĩnh điện (ElectroStatic Discharge)

Trên thực tế, tất cả những điều này đều đề cập đến cùng một thứ.

Tương tự như chống tĩnh điện, ESD cũng nhằm mục đích tiêu tán điện tích càng nhanh càng tốt để ngăn ngừa phóng tĩnh điện.

Sự khác biệt ở đây là bảo vệ sản phẩm hoặc quy trình sản xuất là quan trọng nhất, chứ không phải là bảo vệ con người. Về nguyên tắc, một sản phẩm ESD không nên được coi là PPE.

Ví dụ, ở các công ty nơi mọi người làm việc với vi mạch hoặc thiết bị rất nhạy cảm, phải chọn các sản phẩm bảo vệ ESD vì ngay cả khi có sự cố phóng điện nhỏ nhất cũng có thể gây ra thiệt hại.

Làm thế nào để bảo vệ các sản phẩm nhạy cảm khỏi ESD?

- Mặc quần áo chống phóng tĩnh điện làm hỏng các bộ phận. Các sợi chống tĩnh điện (dẫn điện) trong loại quần áo này ngăn chặn sự tích tụ điện tích. (EN 61340-5-1)

- Tiêu chuẩn về điện trở của đế giày ESD là < 1.0 x 109 ohms. Đảm bảo rằng giày của bạn đã được phê duyệt ESD.

- Hiện tại không có tiêu chuẩn cụ thể cho găng tay ESD. Các sản phẩm bạn tìm thấy trên thị trường đã được kiểm tra theo EN 1149-5, hoặc các tiêu chuẩn gần đây nhất cho găng tay chống tĩnh điện: EN 16350.


3. Cách điện (Insulating)

Theo một nghĩa nào đó, vật liệu cách điện thì ngược lại với vật liệu chống tĩnh điện. Đặc tính của vật liệu cách điện là ngăn cản sự phân tán điện tích, không cho dòng điện chạy qua vật liệu.

Nếu bạn đang làm việc với điện, để an toàn, bạn sẽ muốn ngắt kết nối mạch điện đang làm việc. Nếu không làm được như vậy, bạn phải cách điện cho chính mình.

Ví dụ điển hình là một người thợ điện phải cách điện bằng cách đứng trên thảm cao su, hoặc đế cao su của ủng cách điện khi làm việc với điện.

Làm thế nào để bảo vệ bạn khỏi bị điện giật?

- Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ bạn khỏi bị điện giật. Ký hiệu 440 V A.C cho biết rằng bạn được bảo vệ khỏi điện áp này. Một số mũ bảo hộ bảo vệ bạn chống lại điện áp 1.000 vôn. Điều này được biểu thị trên mũ bảo hiểm của bạn bằng một hình tam giác kép.

- Mang găng tay cách điện bằng cao su dày hoặc composite. Các cấp từ 00 đến 4 cho biết chúng đã được thử nghiệm điện áp nào.

- Giày bảo hộ lao động cách điện ngăn các điện tích truyền qua cơ thể của bạn với trái đất. Không chỉ điện trở của đế được kiểm tra mà còn phải kiểm tra điện trở của toàn bộ đôi giày. Giày Class 00 dành cho công việc lên đến 500V AC hoặc 750V DC. Giày loại 0 dành cho công việc lên đến 1.000V AC hoặc 1.500V DC.


Kết luận

Tóm lại - chúng ta có thể hiểu về 3 khái niệm này như sau:

- Chống tĩnh điện (antistatics) là dùng các vật liệu tiêu tán và nối đất để ngăn việc tích tụ tĩnh điện, tiềm ẩn gây phóng điện, tạo ra tia lửa điện và cháy nổ.

- Xả tĩnh điện (ESD) là sử dụng các vật liệu chống tĩnh điện để giải phóng điện tích tĩnh, làm cho sự kiện phóng điện không xảy ra để bảo vệ sản phẩm nhạy cảm với tĩnh điện.

- Cách điện (insulating) là các vật liệu không dẫn điện, giúp bảo vệ bạn khỏi bị điện giật.


Bài viết liên quan

Tư vấn chống tĩnh điện theo ANSI/ESD S20.20

Quy trình kiểm tra áo tĩnh điện - ESD Smock Testing Procedure

Các tiêu chuẩn về điện công nghiệp

Đào tạo quản lý phóng tĩnh điện theo ESD S20.20 tại Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Goertek Vina


Để yêu cầu dịch vụ tư vấn và đào tạo ESD S20.20 - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com



Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.

tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong

02253 261 208