CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Ngôn ngữ: vien

02253 261 208

Hours: 8AM-17PM (T2-T7)


Mối liên hệ giữa pFMEA và Kế hoạch kiểm soát (Control plan)

Trong thực tế triển khai phát triển quá trình sản xuất, các tài liệu quan trọng cần có đó là pFMEA và Control plan. Một trong những câu hỏi thường gặp là với 2 tài liệu quan trọng này thì mối liên hệ giữa pFMEA và Kế hoạch kiểm soát (control plan) là gì?

Về bản chất - mối liên hệ giữa pFMEA và Kế hoạch kiểm soát (control plan) là gì? Câu trả lời rất đơn giản – Control plan là cụ thể hóa các biện pháp kiểm soát để giải quyết các rủi ro đã được nêu trong pFMEA. Trong đánh giá quá trình sản xuất – chúng ta phải kiểm chứng lại việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nêu trong Control plan và giải quyết các rủi ro nêu trong pFMEA được thực hiện trên chuyền sản xuất (quá trình sản xuất) như thế nào.

Để có liên kết hiệu quả giữa pFMEA và Kế hoạch kiểm soát – cần xem xét các vấn đề sau:


1. Sử dụng chung lưu đồ công đoạn

Trong pFMEA và Control plan - bạn sẽ phải sử dụng chung lưu đồ công đoạn sản xuất đã được thiết lập. Nội dung các bước thực hiện từng công đoạn sẽ được liệt kê ra để đảm bảo có đủ thông tin (không bị sót) và phát triển / phân tích các thông tin phù hợp với yêu cầu. Thực tế, có nhiều tài liệu về pFMEA và Control plan đã bị bỏ sót / thiếu các bước công việc hoặc các đặc tính của công đoạn / sản phẩm cần quản lý - do đó làm cho việc kiểm soát quá trình sản xuất không đầy đủ, kém hiệu quả.


2. Mỗi rủi ro nêu trong pFMEA phải khớp với các mục kiểm soát nêu trong Kế hoạch kiểm soát

Các rủi ro được phát hiện trong pFMEA sẽ phải được giải quyết thông qua các biện pháp kiểm soát nêu trong Control plan. Nếu không đảm bảo điều này – chúng ta sẽ không thể vận hành quá trình sản xuất một cách tối ưu theo cách tiếp cận của pFMEA và Control plan.

Ví dụ - đối với quá trình ép nhựa – có 1 rủi ro được xác định đó là sai lỗi về thông số áp suất phun nhựa vào khuôn, điều này dẫn tới hậu quả là gây nên sản phẩm lỗi (lỗi thiếu nhựa). Chúng ta đã lập pFMEA và đã phân tích rõ rủi ro này. Khi triển khai thiết kế chuyền sản xuất, ta phải giải quyết rủi ro này bằng các thiết kế của máy / chuyền – và điều đó được nêu ở mục Evaluation/ Measurement technique và Control method trong Control plan – nội dung của các mục này là trả lời câu hỏi ta phải áp dụng biện pháp nào để kiểm soát áp suất phun theo đúng spec quy định để không gây ra lỗi thiếu nhựa?

Thông qua ví dụ này – chắc các bạn đã có câu trả lời cho việc phải liên kết pFMEA với Control plan để đảm bảo các rủi ro được giải quyết một cách hợp lý và hiệu quả

Khi các rủi ro được giải quyết hiệu quả - sẽ giúp cho quá trình sản xuất đạt được mục tiêu về hiệu suất tổng thể (TPM) như mong đợi.


3. Kiểm soát các đặc tính đặc biệt / đặc tính quan trọng

Trong pFMEA và Control plan - bạn sẽ phải căn cứ vào yêu cầu của khách hàng (bản vẽ và các tài liệu liên quan, các hướng dẫn của khách hàng, CSR...) và thực tế kinh nghiệm sản xuất của chính công ty của mình để xác định các đặc tính đặc biệt / đặc tính quan trọng cần quản lý. Sau đó, bạn phải quản lý chúng thông qua các biện pháp kiểm soát. Về nguyên tắc, các đặc tính này sẽ được xác định và phân tích rủi ro trong pFMEA trước, sau đó được chuyển vào quản lý trong Control plan.

Do vậy phải thực hiện đồng nhất các dữ liệu này trong pFMEA và Control plan.


4. Tần suất lấy mẫu phải phù hợp

Chúng ta phải đảm bảo rằng tần suất lấy mẫu nêu trong Control plan phải đại diện cho rủi ro được xác định trong pFMEA.

Ví dụ: Bạn đang vận hành quá trình lắp và điều chỉnh đèn pha ô tô – quá trình này phụ thuộc tay nghề công nhân. Hình dáng & vị trí chiếu sáng là một yêu cầu về an toàn & là đặc tính đặc biệt của sản phẩm. Đặc tính quá trình đặc biệt là kiến thức & tay nghề công nhân chỉnh đèn. Quá trình này vận hành theo 3 ca làm việc, nhưng trong Control plan - bạn chỉ yêu cầu thực hiện lấy mẫu vào đầu và cuối ngày. Tần suất lấy mẫu này đã không đáp ứng được yêu cầu giải quyết rủi ro nêu trong pFMEA (có rủi ro là sản phẩm không đạt yêu cầu về kỹ thuật do sự khác biệt về trình độ, tay nghề công nhân chỉnh đèn pha – chúng ta phải lấy mẫu theo từng ca để phát hiện các sai lỗi / biến động của quá trình tương ứng với từng nhóm công nhân làm trong ca đó mới phù hợp). Như vậy, tần suất lấy mẫu phải được xác định phù hợp và đủ mạnh để phản ánh được khả năng giải quyết / giảm thiểu rủi ro. Đây là điều thường bị bỏ qua, nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn khi tần suất được điều chỉnh phù hợp với rủi ro.


5. Kích thước mẫu phải phù hợp

Sự biến động hoặc thay đổi về kích thước của sản phẩm càng nhỏ thì bạn càng cần lấy nhiều mẫu. Giả sử rằng trong quá trình sản xuất của bạn, một công cụ bị hỏng và nó gây ra sự thay đổi lớn về kích thước. Bạn có thể không cần nhiều mẫu để phát hiện sự thay đổi. Bây giờ, giả sử dụng cụ mòn chậm, gây ra những thay đổi nhỏ về kích thước. Khi đó, Bạn sẽ cần cỡ mẫu lớn hơn nhiều để thấy được sự thay đổi nhỏ.

Như vậy, tùy thuộc vào bản chất của từng quá trình, các rủi ro đối với quá trình sẽ được xác định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Sự kết hợp giữa pFMEA và Control plan là sự kết hợp tuyệt vời để giúp chúng ta thiết kế và vận hành quá trình một cách hiệu quả. PFMEA như là Ngọn đèn dẫn đường để chỉ ra những “hố nguy hiểm” trên đường, Control plan như là những đối sách của Bác Tài dày dặn kinh nghiệm khi xử lý / ứng phó với những “hố nguy hiểm” đã được phát hiện để lái xe an toàn về đích.

Khi đánh giá IATF 16949 - Auditor thường xem xét và kiểm tra pFMEA và Control plan để xác minh mối liên hệ giữa 2 tài liệu này, do vậy các bạn phải chú ý tự kiểm tra về hạng mục này nhé.

Bạn đã có Ngọn đèn dẫn đường và Bác Tài nhiều kinh nghiệm – hãy phối hợp để có hành trình sản xuất hiệu quả nhé.


Để yêu cầu dịch vụ tư vấn IATF 16949 - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com



Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.

tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong

02253 261 208