CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Ngôn ngữ: vien

02253 261 208

Hours: 8AM-17PM (T2-T7)


Cách thiết lập EPA

1. Khu vực EPA là gì?

EPA là tên viết tắt của cụm từ Electrostatic Proteced Area - khu vực bảo vệ chống phóng tĩnh điện. EPA bảo vệ các linh kiện nhạy cảm tĩnh điện (ESDS) khỏi các rủi ro về phóng tĩnh điện.

Thông thường – các khu vực EPA được setup bao gồm:

- Khu vực sản xuất bản mạch điện tử (SMT)

- Khu vực lắp ráp bản mạch điện tử (Assembly)

- Khu vực thử nghiệm, kiểm tra bản mạch điện tử

- Khu vực kho chứa linh kiện, bản mạch điện tử

- Khu vực kiểm tra nguyên liệu, linh kiện đầu vào (IQC)

Trong EPA, nhân viên và các vật liệu dẫn điện, truyền dẫn tĩnh điện phải được liên kết với nhau và nối xuống đất nhằm để cân bằng điện tích giữa các đối tượng. Riêng các vật cách điện cần phải trung hòa điện tích bằng máy Ionized để tránh phóng điện.


2. Cách thiết lập khu vực EPA

Để thiết lập khu vực bảo vệ chống phóng tĩnh điện (EPA) – phải thực hiện như sau:

- Xác định các khu vực cần bảo vệ chống phóng tĩnh điện.

- Layout để xác định ranh giới của EPA

- Treo biển cảnh báo kiểm soát EPA tại khu vực.

- Thực hiện kiểm soát nối đất đối với nhân viên, bàn làm việc, ghế ngồi, xe trolley, sàn làm việc, thiết bị

- Lắp đặt hệ thống nối đất

- Trang bị thiết bị khử ion

- Đảm bảo các bức ngăn, rèm cửa là vật liệu ESD

- Trang bị thiết bị đo điện trở để test vòng đeo tay, áo tĩnh điện, thảm tĩnh điện, giày tĩnh điện, thảm bàn làm việc...

- In treo các quy định các yêu cầu cần tuân thủ ESD trong khu vực EPA.

- Kiểm tra hàng ngày về tuân thủ ESD.

- Đánh giá tuân thủ ESD định kỳ (hàng tháng)

Băng dính ESD để layout khu vực EPA

 

Cảnh báo ra vào khu vực EPA & Biển báo chú ý khu vực EPA


3. Nguyên tắc trong khu vực EPA

Đối với các đối tượng là vật liệu cách điện: Tuân theo tiêu chuẩn hiệp hội chống tĩnh điện ANSI/ESD S20.20. Sử dụng thiết bị đo điện trường DZ 4. Nếu đo trường điện từ lớn hơn 2000V/inch trên bề mặt của đối tượng các vật liệu thì phải được kiểm soát khoảng cách gần nhất là cách nhau 30cm từ đối tượng đến các linh kiện nhạy cảm ESDS. Một đối tượng cách điện khi đo điện từ trường cao hơn 125V/inch phải được để xa cách vật liệu nhạy cảm ít nhất là 2.5cm.

Thiết bị đo điện trường DZ4

Đối với các vật liệu dẫn điện: Theo nguyên tắc kiểm soát tĩnh điện trong nhà máy, thì chúng ta phải nối đất tất cả các vật liệu dẫn điện. Đối với các vật liệu dẫn điện nhưng chúng ta không thể nối đất được thì phải làm như thế nào? Ví dụ như kìm, kéo, nhíp, các công cụ cầm tay bằng kim loại… Tất cả các đối tượng này phải được kiểm tra thường xuyên hoặc thay thế bằng các loại tương tự như Kìm ESD, nhíp ESD…

Quạt ionizer được coi là phương án cuối cùng dùng để khử tĩnh điện. Hoạt động của Quạt ionizer cần được giám sát, đo đạc định kì. Mức ion balance của quạt khi đo bằng thiết bị kiểm tra ionizer DP phải nằm trong ngưỡng ±35V.

Thiết bị đo ionizer DP


Bài viết liên quan

Tư vấn chống tĩnh điện theo ANSI/ESD S20.20

Quy trình kiểm tra áo tĩnh điện - ESD Smock Testing Procedure

Các tiêu chuẩn về điện công nghiệp

Đào tạo quản lý phóng tĩnh điện theo ESD S20.20 tại Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Goertek Vina

Phân biệt chống tĩnh điện, ESD và cách điện


Để yêu cầu dịch vụ tư vấn và đào tạo ESD S20.20 - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com



Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.

tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong

02253 261 208