CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Ngôn ngữ: vien

02253 261 208

Hours: 8AM-17PM (T2-T7)


Tiến trình cải tiến theo DMAIC

DMAIC là 5 bước của 1 dự án Lean Six Sigma - ITVC Toàn Cầu xin giới thiệu nội dung thực hiện các bước như sau:


Bước 1: Define (xác định): là giai đoạn khởi đầu của quá trình cải tiến. Đây là bước xác định mục tiêu mà nhà quản lý mong đợi đạt được thông qua dự án cải tiến. Đối với các công ty, cần phải xác định được 3 yếu tố cơ bản sau:

- Khách hàng của công ty là ai và họ cần gì ở chúng ta? Các yêu cầu cơ bản của khách hàng là gì?

- Sơ đồ quá trình hoạt động của chúng ta như thế nào?

- Hiện trạng của các quá trình - Chúng ta muốn cải tiến các chỉ số năng suất, chất lượng như thế nào? phạm vi của dự án liên quan đến những bộ phận hay quá trình nào? Các nguồn lực cần có là gì?

Đầu ra của bước Define là:

- Vấn đề cần cải tiến

- Mục tiêu & phạm vi cải tiến

- Bảng đăng ký dự án cải tiến

- Phê duyệt dự án và sự hỗ trợ của lãnh đạo


Bước 2: Measure (Đo lường): là giai đoạn đánh giá trên cơ sở lượng hoá năng lực hoạt động của quá trình . Trên cở và phân tích dữ liệu hoạt động, chúng ta sẽ đánh giá được năng lực của quá trình đang ở mức độ chất lượng nào (mức Sigma). Trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, năng lực của từng khâu như thế nào? Trong quá trình đo lường này chúng ta cần nhận dạng và đo lường được giá trị của các yếu tố (biến số) có tác động đến sự ổn định và khả năng đáp ứng các yêu cầu của quá trình.

Đầu ra của bước đo lường là:

- Bảng mô tả quá trình (lưu đồ quá trình)

- Kết quả phân tích hệ thống đo lường

- Kết quả phân tích năng lực công đoạn & đánh giá thực trạng

- Xác nhận và sự hỗ trợ của lãnh đạo


Bước 3: Analyze (Phân tích): là bước đánh giá nguyên nhân chủ yếu tác động vào quá trình (nguyên nhân gốc), tìm ra các khu vực trọng yếu để cải tiến. Các biến động đến quá trình cần được phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đến quá trình. Các giải pháp loại trừ các biến động chủ yếu cần được xác định.

Đầu ra của bước phân tích gồm:

- Danh sách các nguyên nhân tiềm tàng

- Điều tra về nguyên nhân gốc

- Các yếu tố cần cải tiến

- Xác nhận nguyên nhân gốc, các yếu tố cần cải tiến và sự hỗ trợ của lãnh đạo


Bước 4: Improve (Cải tiến): là bước thiết kế và triển khai các giải pháp cải tiến nhằm loại trừ các bất hợp lý, loại trừ các biến động chủ yếu tại các khu vực trọng yếu (đã được xác định ở bước 3). Trong bước này, nếu cần thiết, chúng ta phải tiến hành một số kiểm tra thực tế để đánh giá kết quả cải tiến có đạt được kết quả đã định (bước 1) hay không.

Đầu ra của bước cải tiến là:

- Danh sách các giải pháp khả thi

- Lựa chọn và thử nghiệm các giải pháp

- Xây dựng kế hoạch thực hiện

- Xác nhận kết quả cải tiến và sự hỗ trợ của lãnh đạo


Bước 5: Control ( Kiểm soát ): là bước phổ biến, triển khai các cải tiến áp dụng vào quá trình , đánh giá kết quả, chuẩn hoá các cải tiến vào các băn bản quy trình và theo dõi hiệu quả hoạt động.

Đầu ra của bước kiểm soát là:

- Kế hoạch kiểm soát các hoạt động cải tiến

- Thực hiện giải pháp cải tiến trên diện rộng

- Bàn giao dự án cho các bộ phận chức năng

- Xác nhận hiệu quả & kết thúc dự án


Các bước DMAIC triển khai tại công ty tập trung vào ba hoạt động cơ bản sau:

- Cải tiến quá trình: là công việc chúng ta muốn cải tiến quá trình sản xuất hay kinh doanh từ 2, 3 Sigma lên 4 Sigma. Trước tiên chúng ta cần xác định mức độ nào của Sigma, tỷ lệ PDMO là bao nhiêu. Bằng việc loại trừ các biến động tác động vào quá trình thông qua việc kiểm soát chặt chẽ 5 yếu tố: 4M (Man – con người, Machine – máy móc, Materian - vật liệu, Method – phương pháp) và 1I (Information – thông tin), chúng ta sẽ dần dần nâng cao được năng lực quá trình, giảm được số PDMO, tăng được hệ số Sigma.

- Thiết kế lại quá trình: thông thường việc cải tiến quá trình thường áp dụng trôi chảy đến một mức độ nào đó, chẳng hạn 4,6 hay 4,7 Sigma thì rất khó cải tiến hơn nữa. Hay nói cách khác là “quá trình đã đội trần”. Với máy móc công nghệ hiện có thì chỉ thực hiện được như vậy. Muốn có một sự đột phá về chất lượng sản phẩm thì phải nâng cấp hệ thống sản xuất của mình. Công việc này đòi hỏi các kỹ thuật và công cụ thích hợp để đảm bảo nắm chắc và truyền tải được toàn bộ các yêu cầu của khách hàng thành các thiết kế sản phẩm và công nghệ tương ứng.

- Quản lý quá trình: sau khi cải tiến hay thiết kế lại sản xuất thì công việc tiếp theo của nhà quản lý là phải duy trì hệ thống hoạt động ổn định theo những điều kiện mới đã được cải tiến hay thiết kế lại. Công việc tập trung vào việc duy trì trạng thái ổn định của quá trình nằm trong giới hạn cho phép cũng như thấy các quy luật biến động và phát triển của hệ thống.


Để yêu cầu dịch vụ tư vấn và đào tạo Lean - Six sigma - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com



Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.

tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong

02253 261 208