CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Ngôn ngữ: vien

0914 564 579

Hours: 8AM-17PM (T2-T7)


Phân biệt PRP, OPRP và CCP

Trong quá trình tư vấn ISO 22000, HACCP - chúng tôi thấy có nhiều câu hỏi liên quan đến phân biệt PRP, OPRP và CCP. Dưới đây là tổng hợp các thông tin về 3 chương trình này để các bạn tham khảo.


1. Chương trình tiên quyết (PRP – Prerequisite Program)

Là các điều kiện và các hoạt động cần thiết trong tổ chức và trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để duy trì an toàn thực phẩm. Đây là chương trình cơ bản thiết yếu để duy trì môi trường vệ sinh cho sản xuất, chế biến và/hoặc xử lý sản phẩm và không được thực hiện cho mục đích kiểm soát các mối nguy được nhận biết cụ thể.

PRP là nền tảng của HACCP, giúp kiểm soát chung trong bất kỳ hoạt động thực phẩm nào, chúng không được sử dụng cụ thể cho một công đoạn nào trong quá trình chế biến và không kiểm soát một mối nguy cụ thể.

Ví dụ về 1 số PRP: làm sạch và vệ sinh, phòng ngừa nhiễm bẩn chéo, kiểm soát động vật gây hại …Tiêu chuẩn ISO/TS 22002 đã có nêu chi tiết về việc thiết lập, thực hiện và duy trì các PRP trong các phân khúc của chuỗi thực phẩm.

Tùy thuộc vào vị trí của tổ chức trong chuỗi thực phẩm, một số thuật ngữ tương đương được sử dụng như: thực hành nông nghiệp tốt – GAP, thực hành thú y tốt – GVP, thực hành vệ sinh tốt – GHP, thực hành sản xuất tốt – GMP …


2. Chương trình tiên quyết điều hành (OPRP – Operational Prerequisite Program)

Là biện pháp kiểm soát hoặc sự kết hợp của các biện pháp kiểm soát được áp dụng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu một mối nguy an toàn thực phẩm có ý nghĩa đến một mức chấp nhận, và nơi tiêu chí hành động và đo lường hoặc quan sát cho phép kiểm soát hiệu quả quá trình và/hoặc sản phẩm.

Về bản chất OPRP là một chương trình tiên quyết (PRP) đặc biệt, chúng được được xác định thông qua việc phân tích các mối nguy và áp dụng cho một mối nguy đáng kể cụ thể, tại một công đoạn/ sản phẩm cụ thể.

OPRP là một biện pháp kiểm soát quan trọng, tuy nhiên không có giới hạn tới hạn nhưng cần có giới hạn hành động/tiêu chí hành động để chứng tỏ rằng OPRP được kiểm soát. Không đáp ứng các tiêu chí được thiết lập không có nghĩa là sản phẩm mất an toàn, tuy nhiên cần có các hành động khắc phục.

Ví dụ về OPRP: phòng ngừa nhiễm chéo chất gây dị ứng tại 2 công đoạn trong dây chuyền, kiểm soát trong khâu bảo quản sản phẩm …


3. Điểm kiểm soát tới hạn (CCP – Critical Control Point)

Là bước quá trình tại đó (các) biện pháp kiểm soát được áp dụng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu mối nguy an toàn thực phẩm đáng kể đến mức chấp nhận được, và các giới hạn tới hạn đã xác định và đo lường cho phép áp dụng các khắc phục.

Các mối nguy đáng kể được nhận biết trong quá trình phân tích mối nguy được kiểm soát bằng hai loại biện pháp kiểm soát: OPRP và các biện pháp kiếm soát áp dụng tại các CCP.

Các biện pháp kiểm soát tại CCP được quản lý theo kế hoạch HACCP. Biện pháp kiểm soát này xác định các giới hạn tới hạn có thể tách sản phẩm chấp nhận được khỏi các sản phẩm không có khả năng chấp nhận được (không an toàn). Không đáp ứng các giới hạn tới hạn này nghĩa là sản phẩm không an toàn tiềm ẩn.

Vi dụ về CCP: nhiệt độ và thời gian tại công đoạn thanh trùng sữa, độ ẩm của sản phẩm sau sấy …


Bài viết liên quan:

Tư vấn và đào tạo ISO 22000

Cấu trúc ISO 22000

Lợi ích của việc đạt chứng nhận ISO 22000

Danh mục tài liệu ISO 22000

Điều kiện áp dụng ISO 22000

Phân biệt PRP, OPRP và CCP

Phân biệt Validation, Verification, Monitoring trong ISO 22000


Để yêu cầu dịch vụ tư vấn và đào tạo ISO 22000 - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com



Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.

tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong

0914 564 579