CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Ngôn ngữ: vien

02253 261 208

Hours: 8AM-17PM (T2-T7)


Tin tức dịch vụ tư vấn ISO

Tư vấn EICC - Phần A - Lao động

2016-10-15 08:20:32 | Lượt xem: 6279 | Tin tức dịch vụ tư vấn ISO

Để áp dụng các yêu cầu của EICC về lao động - trước hết, chúng ta phải tuân thủ các yêu cầu của Luật Việt Nam về lao động.

Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2013. Bộ luật lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 19 điều so với Bộ luật Lao động hiện hành (223 điều). Các văn bản hướng dẫn thi hành (nghị định & thông tư) bao gồm 21 văn bản dưới luật. Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động (NLĐ) nhiều hơn. Các bạn chú ý những điểm này để thực hiện tuân thủ luật lao động tại doanh nghiệp.

I - Yêu cầu của EICC về Lao động:


1)  Tự Do Lựa Chọn Việc Làm:

Không sử dụng các hình thức lao động cưỡng bức, ràng buộc (bao gồm gán nợ) hoặc lao động có giao kèo; lao động tù nhân không tự nguyện; lao động kiểu buôn bán người hoặc bóc lột. Điều này bao gồm vận chuyển, chứa chấp, tuyển dụng, chuyển giao hoặc tiếp nhận người lao động bằng cách đe dọa, dùng vũ lực, ép buộc, bắt cóc, gian lận đối với lao động hoặc dịch vụ. Sẽ không có những hạn chế nào là bất hợp lý về sự di chuyển tự do của người lao động trong các cơ sở ngoài hạn chế bất hợp lý khi người lao động ra nhập hoặc rời khỏi các cơ sở được công ty cung cấp. Là một phần của quá trình tuyển dụng, người lao động phải được cung cấp một hợp đồng lao động bằng văn bản bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ có chứa mô tả về các điều khoản và điều kiện làm việc trước khi người lao động rời khỏi đất nước của họ. Tất cả công việc phải là tự nguyện và người lao động phải được tự do bỏ việc hoặc chấm dứt việc làm của họ bất cứ lúc nào. Bên sử dụng lao động và các đại lý không thể giữ hoặc hủy hoại, che giấu, tịch thu hoặc từ chối không cho người lao động truy cập vào các tài liệu về di trú hoặc thông tin nhận dạng của người lao động, chẳng hạn như thông tin danh tính do chính phủ cấp, hộ chiếu hoặc giấy phép làm việc, trừ khi việc nắm giữ đó là theo yêu cầu của pháp luật. Người lao động không phải trả lệ phí tuyển dụng cho bên sử dụng lao động hoặc đại lý cũng như bất cứ chi phí nào liên quan đến việc tuyển dụng của họ. Nếu phát hiện người lao động phải thanh toán bất kỳ khoản chi phí nào như vậy thì khoản phí đó phải được hoàn trả cho người lao động.

2)  Lao Động Trẻ Em

Không được sử dụng lao động trẻ em trong bất kỳ giai đoạn sản xuất nào. Thuật ngữ "trẻ em" chính là bất kỳ cá nhân nào dưới 15 tuổi hoặc dưới độ tuổi hoàn thành giáo dục bắt buộc hoặc dưới độ tuổi lao động tối thiểu tại quốc gia đó, tùy thuộc yếu tố nào là lớn nhất. Cần hỗ trợ tổ chức các chương trình học tập tại nơi làm việc hợp pháp, tuân thủ tất cả các luật và quy định. Lao động dưới 18 tuổi (lao động trẻ tuổi) sẽ không được thực hiện công việc có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe hoặc sự an toàn của công nhân trẻ tuổi đó, bao gồm cả ca đêm, làm thêm giờ. Bên tham gia phải đảm bảo quản lý tốt người lao động là sinh viên thông qua việc duy trì đúng các hồ sơ học sinh, sự cẩn trọng của các đối tác giáo dục và hoạt động bảo vệ các quyền của học sinh phù hợp với pháp luật và các quy định hiện hành. Người tham gia sẽ có trách nhiệm hỗ trợ và đào tạo phù hợp cho tất cả các lao động là học sinh. Nếu không có yêu cầu của luật pháp địa phương, mức lương cho lao động là học sinh sinh viên, thực tập và học nghề phải ít nhất có mức lương như những người lao động nhập cảnh mới thực hiện các công việc tương tự.

3)  Giờ Làm Việc

Các nghiên cứu về hoạt động kinh doanh có nêu rõ ràng về mối liên hệ giữa sự căng thẳng của người lao động sẽ làm giảm năng suất và tăng nguy cơ bị ốm và bị thương. Tuần làm việc không được vượt quá mức tối đa do pháp luật địa phương đặt ra.  Hơn nữa, một tuần làm việc không được quá 60 giờ mỗi tuần, bao gồm cả làm thêm giờ, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp hoặc tình huống bất thường.  Người lao động được phép nghỉ ít nhất một ngày nghỉ mỗi tuần bảy ngày.

4)  Tiền Lương và Phúc Lợi

Tiền thù lao cho người lao động phải tuân thủ tất cả các luật tiền lương áp dụng, bao gồm cả những quy định có liên quan đến tiền lương tối thiểu, giờ làm thêm và phúc lợi bắt buộc về mặt pháp lý. Phù hợp với luật pháp địa phương, người lao động được bồi thường khi làm thêm giờ với mức lương cao hơn so với mức giá giờ thông thường. Không được phép sử dụng hình thức trừ lương làm biện pháp kỷ luật. Các cơ sở để người lao động được trả lương là cung cấp một cách kịp thời thông qua cuống phiếu lương hoặc giấy tờ tương tự. Đối với mỗi kỳ lương, người lao động sẽ được cung cấp bảng kê khai tiền lương kịp thời và dễ hiểu bao gồm đầy đủ thông tin để xác minh thù lao chính xác cho công việc thực hiện. Tất cả việc sử dụng lao động thuê ngoài, điều phối và tạm thời sẽ nằm trong giới hạn của luật pháp địa phương.

5)  Đối Xử Nhân Đạo

Không có hành vi đối xử thô bạo và vô nhân đạo, bao gồm bất kỳ sự quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục, nhục hình, ép buộc về tinh thần hoặc thể chất hoặc lạm dụng bằng lời nói đối với người lao động; cũng không có bất kỳ mối đe dọa về bất kỳ hành vi đối xử nào. Thủ tục và chính sách kỷ luật trong việc hỗ trợ các yêu cầu này phải được xác định rõ ràng và thông báo cho người lao động.

6)  Không Phân Biệt Đối Xử

Những người tham gia phải cam kết một lực lượng lao động không có hành vi quấy rối và phân biệt đối xử trái pháp luật.  Các công ty sẽ không tham gia vào phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, tuổi tác, giới tính, khuynh hướng tình dục, giới tính và cách thể hiện tình cảm, sắc tộc hoặc nguồn gốc quốc gia, tình trạng khuyết tật, mang thai, tôn giáo, đảng phái chính trị, thành viên công đoàn, tình trạng cựu chiến binh được bảo hiểm, thông tin di truyền được bảo vệ hay tình trạng hôn nhân trong các hoạt động thuê mướn và tuyển dụng chẳng hạn: tiền lương, thăng chức, khen thưởng và quyền được đào tạo. Người lao động được cung cấp chỗ ở hợp lý cho các hoạt động tôn giáo.  Ngoài ra, người lao động hoặc người lao động tiềm năng sẽ không phải xét nghiệm y tế hoặc kiểm tra về thể chất nào theo cách phân biệt đối xử.

7)  Tự Do Lập Hội

Trong phạm vi phù hợp với luật pháp địa phương, người tham gia phải tôn trọng quyền của tất cả người lao động thành lập và gia nhập công đoàn do họ lựa chọn, để thương lượng tập thể và tham gia hội họp cũng như tôn trọng quyền của người lao động nhằm kiềm chế các hoạt động như vậy. Người lao động và / hoặc đại diện của họ sẽ có thể cởi mở giao tiếp và chia sẻ những ý tưởng và mối quan tâm với quản lý về điều kiện làm việc và hoạt động quản lý mà không sợ bị phân biệt đối xử, trả thù, đe dọa hoặc quấy rối

II - Một số điểm mới trong Luật Lao động Việt Nam

Đối với hợp đồng lao động
Chương III (điều 26, 27, 31) quy định: tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ “ít nhất phải bằng 85%” so với mức 70% của quy định theo Bộ luật đang hiện hành. Một điểm mới được bổ sung trong chương này đó là: Cho thuê lao động, đây là lần đầu tiên quy định này chính thức được công nhận tại Việt nam.
 
Với quy định cho thuê lao động sẽ giải quyết được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giữa các doanh nghiệp. Đồng thời giải quyết được vấn đề thất nghiệp cho những người trong độ tuổi lao động.
 
Về chính sách tiền lương
Chương VI, điều 93 và 94 Bộ luật Lao động đang hiện hành quy định: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước và phải được duyệt trước khi thực hiện trong doanh nghiệp. Trong Bộ luật (sửa đổi) áp dụng ngày 1/5/2013 đã bãi bỏ hình thức phải đăng ký thang, bảng lương thay bằng việc NSDLĐ chỉ cần sao gửi thang, bảng lương cho cơ quan, tổ chức có liên quan để quản lý, theo dõi. Điều này có nghĩa Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của người lao động, chỉ quy định mức tiền lương thấp nhất mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ …. Thang lương, bản lương, định mức lao động do các doanh nghiệp tự xây dựng và ban hành theo nguyên tắc quy định của Chính phủ. Trường hợp thay đổi hình thức trả lương phải thông báo cho NLĐ biết trước 10 ngày.
 
Về tiền lương, khi làm thêm giờ vào ban đêm, ngoài những quy định đang hiện hành theo khoản 1 và 2, điều 97, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.” (Khoản 3 Điều 97).
 
Những sửa đổi của chương này dựa trên nguyên tắc: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của NLĐ, chỉ quy định mức lương thấp nhất mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ. Đồng thời quy định rõ các mức lương tối thiểu được xác định theo ngày, tháng, giờ và được xác lập theo vùng ngành như: Điều kiện sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động.
 
Một điểm mới trong chương VI là việc quy định về Hội đồng tiền lương Quốc gia: “Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động – thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung Ương. Chính phủ được giao quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hội đồng này” - (khoản 1, điều 92).
 
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Ngoài những quy định về giờ làm việc và nghỉ ngơi cho NLĐ như: Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong 01 ngày, trong trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm. Chương VII, Bộ luật còn quy định NLĐ được nghỉ 10 ngày/năm hưởng nguyên lương, trong đó tết âm lịch được nghỉ 5 ngày, tăng một ngày so với luật đang hiện hành (nghỉ 9 ngày/năm hưởng lương nguyên, trong đó tết âm lịch được nghỉ 4 ngày).
 
Ngoài ra, trong chương này bổ sung thêm quy định để NLĐ được nghỉ trong một số trường hợp cụ thể như bố, mẹ hoặc anh, chị em ruột chết: “Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn (khoản 2 Điều 116). Riêng đối với lao động là người nước ngoài được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền và ngày quốc khánh của nước họ.
 
Về thời gian nghỉ thai sản dành cho lao động nữ
Theo Chương X: Những quy định riêng đối với lao động nữ: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng, thay vì 4 tháng như trước đó. Trường hợp LĐ nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Trong đó, nếu đến ngày 1/5/2013 mà lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản sẽ được hưởng chế độ theo BLLĐ mới.

Ngoài ra, còn có một số các văn bản pháp luật khác về Lao động mà doanh nghiệp phải tuân thủ - CLICK HERE

Chúng tôi sẽ thông tin đến cho các bạn về các nội dung yêu cầu của EICC về:

Mục B - Sức khỏe và an toàn

Mục C - Môi trường

Mục D - Đạo đức

- Mục E - Hệ thống quản lý

 
Để sử dụng dịch vụ tư vấn EICC - hãy liên hệ ngay với ITVC Toàn Cầu để được tư vấn các thông tin hữu ích và dịch vụ tốt nhất




Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.

tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong

02253 261 208