Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Có nhiều định nghĩa về kiểm kê khí nhà kính - nhưng theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về “Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn” được Chính phủ ban hành ngày 07/01/2022 thì:
“Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Đây được xem là định nghĩa chính thức của việc kiểm kê khí nhà kính - các bạn có thể căn cứ vào đó để xem xét và kiểm tra về hoạt động kiểm kê khí nhà kính của mình.
Khí nhà kính (GHG) là gì?
Theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 thì Khí nhà kính (greenhouse gas - GHG) là thành phần thể khí của khí quyển, cả từ tự nhiên và do con người, hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt Trái đất, khí quyển và các đám mây phát ra.
CHÚ THÍCH: KNK bao gồm cacbon dioxit (CO2), metan (CH4), dinitơ oxit (N2O), các hợp chất hydro florua cacbon (HFCs), các hợp chất perflorua cacbon (PFCs) và sufua hexaflorit (SF6).
Nói một cách đơn giản - Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Khí nhà kính (GREENHOUSE GAS) góp phần vào sự ấm lên toàn cầu. Việc kiểm kê khí nhà kính là nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường.
Tại sao phải kiểm kê khí nhà kính?
Các tổ chức phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính vì:
1. Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14), các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê Khí nhà kính.
(click vào link sau để tải Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê Khí nhà kính)
2. Theo Mục 2, Điều 10, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và tại Mục 6.1 phần II Phụ lục IV - yêu cầu công ty đại chúng khi nộp báo cáo tài chính phải kèm tổng phát thải khí nhà kính & các sáng kiến giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
3. Theo yêu cầu của Higg Index (Higg FEM 3.0)
4. Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu Global Recycled Standard (GRS 4.0) của Textile Exchange
5. Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu Global Organic Textile Standard (GOTS 6.0)
6. Theo nhu cầu của doanh nghiệp về việc tuyên bố lượng phát thải khí nhà kính & các sáng kiến giảm thiểu phát thải khí nhà kính và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Các nguồn phát thải khí nhà kính:
Theo ISO 14064-1, có 6 nhóm nguồn phát thải khí nhà kính như sau:
- Nhóm 1: Phát thải/ hấp thụ trực tiếp / Group 1: Direct GHG emission / removals
- Nhóm 2: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ việc nhập năng lượng / Group 2: Indirect GHG emissions/ removals from imported energy.
- Nhóm 3: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ hoạt động vận chuyển / Group 3: Indirect GHG emissions/ removals from transportation.
- Nhóm 4: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp do việc sử dụng thiết bị / Group 4: Indirect GHG emissions/ removals from products used by organisation.
- Nhóm 5: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp do quá trình sử dụng sản phẩm của công ty. / Group 5: Indirect GHG emissions/ removals associated with the use of products from the organisation.
- Nhóm 6: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ các nguồn khác / Group 6: Indirect GHG emissions/ removals from other source
Tham khảo về các nguồn phát thải khí nhà kính và hệ số phát thải tương ứng
Hệ số phát thải khí nhà kính - theo quyết định số 2626/BTNMT
Hệ số phát thải CO2 của lưới điện Việt Nam năm 2021
Lợi ích của việc quản lý phát thải khí nhà kính:
- Đáp ứng yêu cầu của luật – Luật môi trường năm 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn việc kiểm kê khí nhà kính (Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, nghị định 06/2022/NĐ-CP - quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn).
- Thể hiện cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường của Doanh nghiệp.
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm về môi trường – một trong các yêu cầu của họ là doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
Dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1
Để giúp doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu của luật – ITVC Toàn Cầu cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1. Các hoạt động trong quy trình kiểm kê khí nhà kính bao gồm 08 bước cơ bản như sau:
(dựa trên Thông tư 38/2023/TT-BCT ngày 27/12/2023 của Bộ Công thương quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công thương.)
Bước 1: Xác định phạm vi kiểm kê Khí nhà kính cấp cơ sở
Kiểm kê Khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện đối với các nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của Cơ sở, cụ thể:
- Nguồn phát thải trực tiếp:
+ Phát thải từ nguồn cố định gồm hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị lắp đặt cố định như nồi hơi, lò nung, đầu đốt, tua-bin, lò sưởi, lò đốt…
+ Phát thải từ nguồn di động gồm hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị vận tải ;
+ Phát thải từ các quá trình công nghiệp gồm phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra Khí nhà kính trong dây chuyền sản xuất của cơ sở.
+ Phát thải do phát tán từ máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.
+ Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh.
+ Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải
- Nguồn phát thải gián tiếp:
+ Phát thải do tiêu thụ năng lượng điện ;
+ Phát thải do sử dụng năng lượng hơi.
Bước 2: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
+ Cơ sở thực hiện việc thu thập, quản lý và lưu giữ số liệu hoạt động liên quan đến các nguồn phát thải trong phạm vi quản lý.
+ Số liệu hoạt động cần thu thập phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở quy định tại Mục 1 Phụ lục II của Thông tư.
Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
+ Các cơ sở tính toán, xác định hệ số phát thải khí nhà kính phù hợp với hiện trạng công nghệ, quy trình sản xuất theo hướng dẫn của IPCC 2006 và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
+ Trường hợp không áp dụng khoản 1 điều này thì áp dụng hệ số phát thải theo Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
+ Trường hợp các hệ số phát thải khí nhà kính chưa được quy định tại khoản 2 điều này thì áp dụng hệ số phát thải khí nhà kính theo hướng dẫn của IPCC.
Bước 4: Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- Phương pháp tính toán cho các hoạt động phát thải khí nhà kính hướng dẫn tại Mục 2 phụ lục II ban hành kèm theo thông tư
- Công thức tính toán lượng phát thải khí nhà kính
KNKi = ADi * EFi
Trong đó :
+ i là loại khí nhà kính
+ KNKi là lượng phát thải của KNK i (tấn)
+ ADi là số liệu hoạt động của KNK i
+ EFi là hệ số phát thải của KNK i
- Công thức tính tổng lượng phát thải khí nhà kính của một cơ sở :
TPT= ∑i KNKi * GWPi
Trong đó :
- TPT là tổng lượng phát thải khí nhà kính của cơ sở (tấn CO2 tđ)
- GWPi là hệ số tiềm năng nóng lên toàn cầu của KNK i áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC
Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo tiểu mục 6.1.2 mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011 , Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ cơ sở, bao gồm các bước sau:
+ Xác định và thẩm tra về trách nhiệm, quyền hạn của những người có trách nhiệm triển khai kiểm kê khí nhà kính;
+ Xác định, áp dụng và thẩm tra việc đào tạo tương ứng cho các thành viên thực hiện kiểm kê khí nhà kính;
+ Xác định và thẩm tra các nguồn và bể hấp thụ khí nhà kính;
+ Lựa chọn và kiểm tra các phương pháp luận định lượng, gồm cả các số liệu hoạt động khí nhà kính và các hệ số phát thải và loại khí nhà kính phù hợp với mục đích sử dụng kiểm kê khí nhà kính đã định;
+ Thẩm xét việc áp dụng các phương pháp luận định lượng để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở sản xuất
+ Xây dựng và bảo trì hệ thống thu thập số liệu;
+ Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở;
+ Sử dụng, bảo dưỡng và kiểm định thiết bị đo;
+ Đánh giá nội bộ và tiến hành kiểm tra kỹ thuật định kỳ;
+ Thẩm tra định kỳ các cơ hội để cải tiến quá trình quản lý thông tin
Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- Việc đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo hướng dẫn tại quy định điều 11 của thông tư này.
Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- Cơ sở có trách nhiệm giải trình và tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của các kỳ kiểm kê trước khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Có thay đổi về phạm vi kiểm kê khí nhà kính;
+ Có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê khí nhà kính dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê khí nhà kính gần nhất
+ Có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải khí nhà kính
- Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Bước 8: Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo quy định Mẫu 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
Tra cứu hệ số phát thải khí nhà kính
Hiện tại - có một số nguồn đáng tin cậy để các bạn tra cứu hệ số phát thải khí nhà kính như sau:
IPCC (The Intergovernmental Panel on Climate Change) Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
EPA (U.S. Environmental Protection Agency) Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
GHG (GREENHOUSE GAS PROTOCOL) GIAO THỨC KHÍ NHÀ KÍNH
Hệ số phát thải khí nhà kính - theo quyết định số 2626/BTNMT
Hệ số phát thải CO2 của lưới điện Việt Nam năm 2021
Các dự án đã thực hiện:
Kiểm kê Khí nhà kính tại Công ty TNHH Bumjin Electronics Vina (click here)
Kiểm kê khí nhà kính tại Taya Việt Nam (click here)
Kiểm kê khí nhà kính tại LS Vina (click here)
Kiểm kê khí nhà kính tại Công ty cổ phần chế tạo máy Vinacomin
Kiểm kê khí nhà kính tại Công ty cổ phần nhựa Chin Huei
Kiểm kê khí nhà kính tại Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (Hapaco)
Bài viết liên quan:
Kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1
Kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1 - các thuật ngữ & định nghĩa
Danh mục lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn tính toán phát thải khí nhà kính từ sử dụng điện
Hệ số phát thải khí nhà kính - theo quyết định số 2626/BTNMT
Hệ số phát thải CO2 của lưới điện Việt Nam năm 2021
Hệ số phát thải CO2 của lưới điện Việt Nam năm 2020
Kiểm kê khí nhà kính tại LS Vina
Kiểm kê khí nhà kính tại Taya Việt Nam
Kiểm kê Khí nhà kính tại Công ty TNHH Bumjin Electronics Vina
Kiểm kê khí nhà kính tại Công ty cổ phần chế tạo máy Vinacomin
Kiểm kê khí nhà kính tại Công ty cổ phần nhựa Chin Huei
Để yêu cầu dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1, Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU
Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579
Fax: 02253 292 718
Email: itvc.haiphong@itvc-global.com
Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.
tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong