CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Ngôn ngữ: vien

02253 261 208

Hours: 8AM-17PM (T2-T7)


Kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1 - các thuật ngữ & định nghĩa

Để hiểu về tiêu chuẩn ISO 14064-1, ITVC Toàn Cầu xin giới thiệu các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Khí nhà kính (greenhouse gas)

KNK

Thành phần thể khí của khí quyển, cả từ tự nhiên và do con người, hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt Trái đất, khí quyển và các đám mây phát ra.

CHÚ THÍCH: KNK bao gồm cacbon dioxit (CO2), metan (CH4), dinitơ oxit (N2O), các hợp chất hydro florua cacbon (HFCs), các hợp chất perflorua cacbon (PFCs), và sufua hexaflorit (SF6).

2.2. Nguồn khí nhà kính (greenhouse gas source)

Đơn vị hoặc quá trình vật lý phát thải ra KNK vào khí quyển.

2.3. Bể hấp thụ khí nhà kính (greenhouse gas sink)

Đơn vị hoặc quá trình vật lý lấy ra KNK từ khí quyển.

2.4. Khu dự trữ khí nhà kính (greenhouse gas reservoir)

Đơn vị hoặc thành phần vật lý của sinh quyển, địa quyển hoặc thủy quyển có khả năng lưu giữ hoặc tích lũy một KNK được loại bỏ từ khí quyển bằng bể hấp thụ khí nhà kính (2.3) hoặc một KNK được giữ lại từ nguồn khí nhà kính (2.2).

CHÚ THÍCH 1: Tổng khối lượng cacbon chứa trong khu dự trữ KNK tại thời điểm xác định có thể qui về lượng cacbon của khu dự trữ.

CHÚ THÍCH 2: Khu dự trữ KNK có thể truyền khí nhà kính sang khu dự trữ KNK khác.

CHÚ THÍCH 3: Việc thu gom một KNK từ nguồn KNK trước khi đi vào khí quyển và lưu giữ KNK đã thu gom được trong khu dự trữ KNK có thể được nói đến như là giữ lại và lưu giữ KNK.

2.5. Phát thải khí nhà kính (greenhouse gas emission)

Tổng khối lượng KNK thải vào khí quyển trong một khoảng thời gian xác định.

Link: Yêu cầu báo giá kiểm kê khí nhà kính

2.6. Loại bỏ khí nhà kính (greenhouse gas removal)

Tổng khối lượng KNK được loại bỏ khỏi khí quyển trong một khoảng thời gian xác định.

2.7. Yếu tố phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính (greenhouse gas emission or removal factor)

Yếu tố liên quan đến các dữ liệu hoạt động với các phát thải hoặc loại bỏ KNK.

CHÚ THÍCH: Yếu tố phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính có thể bao gồm cả thành phần oxy hóa.

2.8. Phát thải khí nhà kính trực tiếp (direct greenhouse gas emission)

Phát thải KNK từ nguồn khí nhà kính (2.2) của một tổ chức hoặc do tổ chức đó kiểm soát.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này sử dụng các khái niệm về kiểm soát hoạt động và tài chính để thiết lập các ranh giới hoạt động của một tổ chức.

2.9. Phát thải khí nhà kính gián tiếp qua năng lượng (energy indirect greenhouse gas emission)

Phát thải KNK từ quá trình phát điện, nhiệt hoặc hơi nước nhập vào được tổ chức tiêu thụ.

2.10. Phát thải khí nhà kính gián tiếp khác (other indirect greenhouse gas emission)

Phát thải KNK ngoài phát thải khí nhà kính gián tiếp qua năng lượng là hậu quả của các hoạt động của một tổ chức, nhưng sinh ra từ nguồn khí nhà kính (2.2) của một tổ chức khác hoặc do tổ chức khác kiểm soát.

2.11. Các dữ liệu về hoạt động khí nhà kính (greenhouse gas activity data)

Phép đo định lượng của hoạt động tạo ra phát thải hoặc loại bỏ KNK.

CHÚ THÍCH: Các ví dụ về dữ liệu hoạt động KNK bao gồm lượng nhiên liệu, năng lượng, hoặc lượng điện tiêu thụ, vật liệu được sản xuất ra, dịch vụ cung cấp hoặc diện tích đất chịu ảnh hưởng.

2.12. Xác nhận khí nhà kính (greenhouse gas assertion)

Công bố hoặc báo cáo mang tính thực tế và khách quan của bên chịu trách nhiệm (2.23).

CHÚ THÍCH 1: Xác nhận KNK có thể được thể hiện tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian.

CHÚ THÍCH 2: Xác nhận KNK do bên chịu trách nhiệm cung cấp phải được phân định rõ ràng, nhất quán với các đánh giá hoặc đo lường dựa theo các tiêu chí phù hợp của người thẩm định (2.34) hoặc người kiểm định (2.36).

CHÚ THÍCH 3: Xác nhận KNK có thể được đưa ra ở dạng báo cáo khí nhà kính (2.17) hoặc kế hoạch của dự án KNK.

2.13. Hệ thống thông tin khí nhà kính (greenhouse gas information system)

Các chính sách, quá trình và các quy trình để thiết lập, quản lý và duy trì các thông tin KNK.

2.14. Kiểm kê khí nhà kính (greenhouse gas inventory)

Các nguồn khí nhà kính (2.2), bể hấp thụ khí nhà kính (2.3), phát thải và loại bỏ KNK của một tổ chức.

2.15. Dự án khí nhà kính (greenhouse gas project)

Hoạt động hoặc các hoạt động làm thay đổi các điều kiện đã được xác nhận trong kịch bản nền nhằm giảm thiểu phát thải KNK hoặc tăng cường loại bỏ KNK.

2.16. Chương trình khí nhà kính (greenhouse gas programme)

Hệ thống hoặc mô hình vùng, quốc gia, quốc tế mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc có đăng ký, kê khai hoặc quản lý các phát thải, loại bỏ, giảm thiểu phát thải hoặc tăng cường loại bỏ KNK bên ngoài tổ chức hoặc dự án khí nhà kính (2.15).

2.17. Báo cáo khí nhà kính (greenhouse gas report)

Tài liệu độc lập dùng để thông báo các thông tin liên quan đến KNK của dự án hoặc tổ chức cho người sử dụng đã định (2.24).

CHÚ THÍCH: Báo cáo KNK có thể bao gồm xác nhận khí nhà kính (2.12).

2.18. Tiềm năng làm nóng toàn cầu (global warming potential)

GWP

Hệ số mô tả tác động của lực bức xạ của một đơn vị khối lượng của một KNK cho trước tương quan với một đơn vị cacbon dioxit tương đương trong một khoảng thời gian đã định.

CHÚ THÍCH: Phụ lục C bao gồm các tiềm năng làm nóng toàn cầu do Ban biến đổi khí hậu liên chính phủ biên soạn.

2.19. Cacbon dioxit tương đương (carbon dioxide equivalent)

CO2e

Đơn vị để so sánh lực bức xạ của một KNK với cacbon dioxit.

CHÚ THÍCH 1: Cacbon dioxit tương đương được tính toán bằng sử dụng khối lượng của một KNK cho trước nhân với tiềm năng làm nóng toàn cầu (2.18).

CHÚ THÍCH 2: Phụ lục C bao gồm các tiềm năng làm nóng toàn cầu do Ban biến đổi khí hậu liên chính phủ biên soạn.

2.20. Năm cơ sở (base year)

Thời gian quá khứ được quy định để so sánh phát thải hoặc loại bỏ KNK hoặc thông tin khác liên quan đến KNK qua thời gian.

CHÚ THÍCH: Phát thải hoặc loại bỏ của năm cơ sở có thể được định lượng dựa trên cơ sở chu kỳ thời gian cụ thể (ví dụ: một năm) hoặc được tính trung bình từ một vài chu kỳ (ví dụ: vài năm).

2.21. Cơ sở sản xuất (facility)

Một lắp đặt đơn lẻ, một loạt lắp đặt hoặc các quá trình sản xuất (cố định hoặc di động), có thể xác định được trong một ranh giới địa lý đơn lẻ, một đơn vị tổ chức hoặc quá trình sản xuất.

2.22. Tổ chức (organization)

Công ty, tập đoàn, hãng, doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền hoặc viện, hoặc bộ phận hay tổ hợp các tổ chức trên, dù là được tích hợp hay không, công hoặc tư mà có chức năng và quản trị riêng của mình.

2.23. Bên chịu trách nhiệm (responsible party)

Một hoặc nhiều người có trách nhiệm về cung cấp xác nhận KNK (2.12) và chứng minh thông tin KNK

CHÚ THÍCH: Bên chịu trách nhiệm có thể là các cá nhân hoặc những người đại diện của một tổ chức hoặc dự án hoặc bên có thuê người thẩm định (2.34) hoặc người kiểm định (2.36). Người thẩm định hoặc kiểm định có thể do khách hàng hoặc các bên khác thuê làm người quản lý chương trình KNK.

2.24. Người sử dụng đã định (intended user)

Cá nhân hoặc tổ chức được xác định ra từ thông tin báo cáo liên quan đến KNK là người dựa trên các thông tin đó để ra quyết định.

CHÚ THÍCH: Người sử dụng đã định có thể là khách hàng (2.25), bên chịu trách nhiệm (2.23), các nhà quản lý chương trình KNK, các nhà luật định, cộng đồng tài chính hoặc các bên liên quan khác, như các cơ quan địa phương, các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ.

2.25. Khách hàng (Client)

Tổ chức hoặc người yêu cầu sự thẩm định (2.31) hoặc kiểm định (2.36).

CHÚ THÍCH: Khách hàng có thể là bên chịu trách nhiệm (2.23), người quản lý chương trình KNK hoặc các bên liên quan khác.

2.26. Hành động trực tiếp (directed action)

Hoạt động hoặc sáng kiến đặc thù, không được tổ chức như một dự án khí nhà kính (2.15), được một tổ chức áp dụng để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa phát thải KNK trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc tăng cường loại bỏ KNK.

CHÚ THÍCH 1: TCVN ISO 14064-2 đã định nghĩa về dự án KNK.

CHÚ THÍCH 2: Các hành động trực tiếp có thể là liên tục hoặc riêng biệt.

CHÚ THÍCH 3: Những khác biệt về phát thải và loại bỏ KNK do các hành động trực tiếp tạo ra có thể xảy ra trong phạm vi hoặc bên ngoài ranh giới của tổ chức.

2.27. Cấp độ đảm bảo (level of assurance)

Mức độ đảm bảo mà người sử dụng đã định (2.24) yêu cầu trong quá trình thẩm định (2.31) hoặc kiểm định (2.36).

CHÚ THÍCH 1: Cấp độ đảm bảo được sử dụng để xác định tính chi tiết mà người thẩm định hoặc người kiểm định thiết kế trong kế hoạch thẩm định hoặc kiểm định của họ để xác định xem có các sai lỗi vật liệu, bỏ sót hoặc lỗi trình bày hay không.

CHÚ THÍCH 2: Có hai cấp độ đảm bảo (hợp lý và bị hạn chế) dẫn đến lời công bố sự thẩm định hoặc kiểm định khác nhau. Tham khảo TCVN ISO 14064-3:2011, A.2.3.2 về các ví dụ công bố thẩm định và kiểm định.

2.28. Số liệu có sai sót (materiality)

Khái niệm về một hoặc tổ hợp các sai lỗi, bỏ sót và lỗi trình bày có thể ảnh hưởng đến sự xác nhận khí nhà kính (2.12) và các quyết định của người sử dụng đã định (2.24)

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm số liệu có sai sót được sử dụng khi thiết kế kế hoạch thẩm định hoặc kiểm định và lấy mẫu để xác định loại hình quá trình độc lập được sử dụng để giảm rủi ro mà người thẩm định và người kiểm định không phát hiện ra sự thiếu nhất quán của số liệu (2.29) (phát hiện rủi ro)

CHÚ THÍCH 2: Khái niệm số liệu có sai sót được sử dụng để xác định ra thông tin bị bỏ sót hoặc không công bố, có thể mô tả sai đáng kể sự xác nhận KNK cho người sử dụng đã định, do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết luận của họ. Số liệu có sai sót có thể chấp nhận được xác định bởi người thẩm định hoặc người kiểm định hoặc chương trình KNK, dựa trên sự nhất trí cấp độ đảm bảo. Xem TCVN ISO 14064-3, A.2.3.8 về sự diễn giải mối quan hệ này.

2.29. Sự thiếu nhất quán của số liệu (material discrepancy)

Một hoặc tổ hợp các sai lỗi thực tế, bỏ sót và lỗi trình bày khi xác nhận khí nhà kính (2.12) có thể ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng đã định (2.24)

2.30. Quan trắc (monitoring)

Sự đánh giá liên tục hoặc định kỳ về phát thải và loại bỏ KNK hoặc các dữ liệu KNK liên quan khác

2.31. Thẩm định (validation)

Quá trình có tính hệ thống, độc lập và được lập thành tài liệu để đánh giá sự xác nhận khí nhà kính (2.12) trong kế hoạch của dự án KNK dựa theo các tiêu chí thẩm định (2.32) đã thỏa thuận

CHÚ THÍCH 1: Trong một vài trường hợp, chẳng hạn như sự thẩm định của bên thứ nhất, thì sự độc lập có thể được chứng minh bằng việc bên thứ nhất không có trách nhiệm khi xây dựng các dữ liệu và thông tin KNK.

CHÚ THÍCH 2: Nội dung của kế hoạch dự án KNK được nêu tại TCVN ISO 14064-2:2011, 5.2.

2.32. Tiêu chí thẩm định (validation criteria)

Tiêu chí kiểm định (verification criteria)

Chính sách, quy trình hoặc yêu cầu được sử dụng để tham chiếu mà dựa vào đó bằng chứng được so sánh

CHÚ THÍCH: Có thể thiết lập các tiêu chí thẩm định và kiểm định theo chính phủ, các chương trình KNK, các sáng kiến báo cáo tình nguyện, các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn thực hành tốt.

2.33. Công bố thẩm định (validation statement)

Công bố kiểm định (verification statement)

Sự tuyên bố chính thức bằng tài liệu cho người sử dụng đã định (2.24), tài liệu này cung cấp sự đảm bảo cho các công bố trong xác nhận khí nhà kính (2.12) của bên chịu trách nhiệm (2.23).

CHÚ THÍCH: Tuyên bố của người thẩm định hoặc người kiểm định có thể bao gồm phát thải, loại bỏ, giảm thiểu hoặc tăng cường loại bỏ KNK đã công bố.

2.34. Người thẩm định (validator)

Người hoặc nhóm người độc lập và có năng lực chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo về các kết quả một cuộc thẩm định.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này có thể sử dụng để đề cập cho một tổ chức thẩm định.

2.35. Kiểm định (verification)

Quá trình có tính hệ thống, độc lập và được lập thành tài liệu để đánh giá sự xác nhận khí nhà kính (2.12) theo các tiêu chí kiểm định (2.32) đã thỏa thuận.

CHÚ THÍCH: Trong một vài trường hợp, chẳng hạn như sự kiểm định của bên thứ nhất, thì sự độc lập có thể được chứng minh bằng việc bên thứ nhất không có trách nhiệm khi xây dựng các dữ liệu và thông tin KNK.

2.36. Người kiểm định (verifier)

Người hoặc nhóm người độc lập và có năng lực chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo về quá trình kiểm định.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này có thể sử dụng để đề cập đến một tổ chức kiểm định.

2.37. Độ không đảm bảo (uncertainty)

Thông số, gắn liền với kết quả định lượng đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị đại lượng được quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.

CHÚ THÍCH: Thông tin về độ không đảm bảo thông thường quy định các ước lượng định lượng của sự phân tán và mô tả định tính các nguyên nhân của sự phân tán.


Bài viết liên quan:

Kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1

Kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064-1 - các thuật ngữ & định nghĩa

Danh mục lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính


Để yêu cầu dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo các phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1, Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com


Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.

tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong

02253 261 208