CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Ngôn ngữ: vien

02253 261 208

Hours: 8AM-17PM (T2-T7)


Tin tức dịch vụ tư vấn ISO

C-TPAT- Hệ thống đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ

2015-04-11 09:52:28 | Lượt xem: 4809 | Tin tức dịch vụ tư vấn ISO

Tháng 1-2013, với hơn 1.200 đại biểu tham dự, Hội nghị đánh giá 11 năm thực hiện Chương trình đối tác Hải quan- Thương mại chống khủng bố (Hội nghị C-TPAT) được tổ chức đã chứng tỏ được sức hút của một chương trình kiểm soát và bảo vệ biên giới đối với cộng đồng thương mại quốc tế mà lực lượng nòng cốt là Hải quan Hoa Kỳ.

Dưới sự chủ trì của cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) với khẩu hiệu “An ninh toàn cầu thống nhất: Thách thức phía trước”, hội nghị đã thu hút sự tham gia đông đảo của các thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng hậu cần thương mại từ các nhà sản xuất, nhập khẩu, vận tải, bán lẻ, môi giới hải quan và các hãng giao nhận hàng đầu thế giới.

C-TPAT- chương trình dành cho các đối tác thương mại tin cậy, đã chính thức ra đời năm 2001, ngay sau khi xảy ra sự kiện khủng bố 11-9. Tại thời điểm đó, an ninh biên giới của Hoa Kỳ đã được thắt chặt và Hải quan Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc gặp với khu vực tư nhân để thảo luận giải pháp đảm bảo an ninh thương mại và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.

Trong giai đoạn đầu của chươg trình, đã có 7 công ty thương mại lớn ký kết thực hiện C-TPAT với Hải quan Hoa Kỳ. Hiện nay, chương trình đã quy tụ được hơn 10.500 thành viên tham gia với khoảng 55% hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, theo các nhà tổ chưc hội nghị thì mục tiêu của C-TPAT vẫn thể hiện tính tham vọng với mục tiêu đưa 100% hàng hóa giao thương trên lãnh thổ Hoa Kỳ vào chương trình này.

Sau 11 năm tồn tại, C-TPAT vẫn là chìa khóa quan trọng trong quan hệ đối tác Hải quan- Thương mại. Thông thường, một chương trình hành động có thời gian kéo dài từ 1 đến 2 năm đã được coi là thành công. Trong khi đó, C-TPAT bắt đầu từ tháng 11-2001 và tới tháng 1-2013 vẫn thu hút được 1.200 đại biểu tham dự. Điều đó đã chứng tỏ sự thành công ngoài mong đợi của CBP nói riêng và chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn có những câu hỏi lớn được đặt ra với CBP, đó là: trong giai đoạn tiếp theo sẽ có những hoạt động gì để tiếp nối thành công này? sẽ có những phương pháp triển khai nào mới và hiệu quả hơn không? và làm thế nào để tiếp tục phát triển các nguyên tắc của C-TPAT và mở rộng chương trình ra toàn thế giới?.

Tại Hội nghị, Trợ lý Cao ủy CBP ông McAleenan cho biết, định hướng tương lai đối với C-TPAT là tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được để thực hiện tốt quản lý biên giới, đáp ứng yêu cầu của hồi phục kinh tế (thể hiện qua kim ngạch lạc quan của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kỳ trong năm 2012). Theo ông McAleenan, số lượng hàng hóa làm thủ tục thương mại năm 2012 đã rất ấn tượng với hơn 12 triệu container đường biển, 3 triệu toa hàng hóa đường sắt, gần 11 triệu container qua biên giới và khoảng 100 triệu chuyến hàng làm thủ tục qua đường hàng không.

Dự báo của CBP cho năm 2013 cũng cho thấy số lượng hàng hóa của năm tới còn tiếp tục tăng. Quy định hiện nay của Hoa Kỳ cho phép CBP có vai trò quan trọng tại các cửa khẩu, cảng biển trong việc bảo đảm không để lọt các loại hàng hóa nguy hiểm vào Hoa Kỳ nhưng cũng không được làm chậm quá trình làm thủ tục thương mại.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, đại diện CBP cũng cảnh báo về những thách thức, rủi ro phía trước. Rõ ràng nguồn lực của các cơ quan chính phủ đang ngày càng hạn chế trong khi để triển khai các biện pháp đối phó với các thủ đoạn tinh vi, phức tạp của đối tượng khủng bố, buôn lậu thì năng lực hành chính của cơ quan chức năng lại phải ngày càng được nâng cao.

Các đại biểu dự hội nghị cũng được cập nhật về những nội dung mới của C-TPAT, đó chính là ý nghĩa của khẩu hiệu của hội nghị với mong muốn khu vực tư nhân tiếp tục tăng tốc để thích nghi với những khái niệm mới của CBP. Trọng tâm của chiến lược mới là thống nhất và công nhận lẫn nhau các chương trình, sáng kiến kiểm tra, giám sát có liên quan tới C-TPAT.

Trong những chương trình nêu trên có thể kể đến hoạt động phối hợp với Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cục An toàn vận tải (TSA) và Biên phòng Hoa Kỳ… Tới thời điểm hiện tại, CBP đã ký 7 thỏa thuận hợp tác công nhận lẫn nhau với Canada, Nhật Bản, Jordani, Hàn Quốc, New Zealand, Liên minh châu Âu, và mới đây là Đài Loan (Trung Quốc). Thời gian tới, CBP sẽ có những thỏa thuận song phương với Mexico và Israel. Các thỏa thuận hợp tác sẽ giúp thống nhất các quy định và thực tế kiểm soát biên giới, quản lý hải quan làm tăng sự minh bạch, giảm chi phí hoạt động quản lý và thương mại.

Với mục tiêu nhân rộng C-TPAT ra toàn thế giới, trong thành phần đại biểu dự hội nghị năm nay có cả những bên không phải là thành viên tham gia C-TPAT. Một trong những lợi ích chính cho các bên quan tâm đến C-TPAT là các sự ra đời của các Trung tâm kiểm định và chuẩn mực. Chính các trung tâm chuyên ngành đặc thù này sẽ quản lý các nhà nhập khẩu và tạo thuận lợi cho sự lưu thông của hàng hóa nhập khẩu hợp pháp. Ngoài ra, bên cạnh việc cập nhật những nội dung mới của C-TPAT, thì hội nghị còn giúp cho các bên liên quan- gồm cả các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân, hiểu hơn về công việc mà đối tác của họ đang thực hiện.

Tại Việt Nam, hiện nay có nhiều đơn vị vận tải, các nhà sản xuất và các công ty thương mại tham gia vào chương trình C-TPAT, tuy nhiên, việc áp dụng các quy định còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Với mục đích giúp khách hàng xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an ninh phù hợp với các yêu cầu của C-TPAT – ITVC Toàn Cầu cung cấp cho khách hàng gói dịch vụ tư vấn C-TPAT – chìa khóa để thiết lập hệ thống an ninh theo C-TPAT.

Để có thêm thông tin về dịch vụ - mời quý vi tham khảo qua weblink: http://itvc-global.com/tu-van-c-tpat-ls119.htm

More links:

Tư vấn C-TPAT

Giới thiệu về C-TPAT

Lợi ích của C-TPAT

Quy trình tư vấn C-TPAT

 




Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.

tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong

02253 261 208