CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Ngôn ngữ: vien

02253 261 208

Hours: 8AM-17PM (T2-T7)


Giám định xuất xứ hàng hóa, máy móc, thiết bị

Hòa nhập vào vào xu thế này, trong thời gian qua, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tích cực tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định Khu vực thương mại tự do - FTA với một số đối tác thương mại chính và công cụ để thực hiện các hiệp định thương mại về hàng hóa trong khuôn khổ các FTA này là các quy tắc xuất xứ. Để phục vụ việc kiểm tra và xác định xuất xứ - ITVC Toàn Cầu đề xuất cung cấp dịch vụ giám định xuất xứ hàng hóa, máy móc, thiết bị

1.    Xuất xứ hàng hóa là gì?

Luật thương mại sửa đổi của Việt nam có hiệu lực từ ngày 01/1/2006 đưa ra khái niệm về xuất xứ hàng hóa: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hay thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

2.    Lợi ích của xuất xứ hàng hóa:

Xuất xứ hàng hoá là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và là vấn đề được quan tâm trong thương mại quốc gia và quốc tế.

  • Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Quy tắc xuất xứ là công cụ để thực hiện chính sách thương mại quốc gia nhằm xây dựng một chính sách quản lý phù hợp, nó có tác dụng khuyến khích thương mại quốc tế phát triển nhưng vẫn bảo hộ được nền sản xuất trong nước.
  • Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu: Tận dụng được các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan do xuất xứ hàng hoá đem lại sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa có xuất xứ của nước mình so với hàng hoá có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ khác không được hưởng ưu đãi.

Giám định xuất xứ hàng hóa sẽ giúp xác định một cách khoa học và rõ ràng về xuất  xứ hàng hóa để tránh các nhầm lẫn và tranh chấp khi thực hiện thương mại quốc tế.

3.    Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?

Có thể nói, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là bằng chứng rõ nhất thể hiện quốc gia/ vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa. Khái niệm mới nhất về C/O được nêu tại Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP: “Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ hàng hóa, chỉ rõ xuất xứ hàng hóa đó”. Trong đó,

  • C/O Mẫu D là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung - CEPT ký ngày 28/ 1/ 1992 tại Singapore giữa các nước thành viên ASEAN để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA. Việt Nam đã tham gia, ký kết vào ngày 15/12/1995 tại Bangkok và Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ 1/ 1/ 1996.
  • C/O Mẫu E là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa của các quốc gia ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - ACFTA được ký kết chính thức tại Lào ngày 29/ 11/ 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/ 7/ 2005.
  • C/O Mẫu AK là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN xuất khẩu sang Hàn Quốc theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc – AKFTA được ký kết chính thức tại Ku-a-la Lăm-pơ, Malalaysia ngày 24/ 8/ 2006 và có hiệu lực từ ngày 1/ 6/ 2007.
  • C/O Mẫu S là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

4.    Phân biệt khái niệm nước sản xuất và nước xuất xứ:

-     Trong bối cảnh toàn cầu hóa đời sống kinh tế, trong khuôn khổ WTO và dưới tác động của phân công lao động quốc tế, các sản phẩm thường được sản xuất từ nguyên liệu, linh kiện…có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau, vì vậy để xác định sản phẩm có xuất xứ từ một nước nào đó hay không ta cần xem xét yếu tố hàm lượng giá trị mà sản phẩm đó có được sau quá trình sản xuất, gia công chế biến tại nước hay vùng lãnh thổ đó. Và đấy cũng là lý do mà chúng ta nên phân biệt hai khái niệm nước sản xuất và nước xuất xứ. Một sản phẩm có nhiều bộ phận, linh kiện được sản xuất ở nhiều nước hay được sản xuất bằng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau nhưng khi xác định nước xuất xứ cho sản phẩm đó ta chỉ có thể nói sản phẩm có xuất xứ từ nước A hoặc nước B chứ không thể nói nó có xuất xứ từ nhiều nước.

5.    Vai trò của tổ chức có thẩm quyền cấp C/O và tổ chức giám định xuất xứ hàng hóa:

-       Hiện nay, các tổ chức có thẩm quyền cấp C/O tại Việt Nam là VCCI, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và các Phòng quản lý XNK khu vực trực thuộc Bộ Công thương. Riêng đối với một số C/O ưu đãi như C/O mẫu D, E, S, AK, việc xác định xuất xứ đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy dựa vào một trong những yếu tố và nguyên tắc như xác định tỷ lệ % của giá trị, xác định theo tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, quy định đối với các sản phẩm cụ thể… Vì vậy, việc kiểm tra để xác định xuất xứ hàng hóa và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa của các cơ quan giám định là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu.

Chúng ta có thể kiểm tra xuất xứ hàng hóa theo bản CO gốc được cấp bằng cách cập nhật dữ liệu qua link: 

Certificate of Origin Verification Website: https://certificates.iccwbo.org/

Để có thêm thông tin - bạn nên ghé thăm trang web của Hiệp hội thương mại quốc tế ICC: http://www.iccwbo.org/chamber-services/trade-facilitation/certificates-of-origin/what-is-a-certificate-of-origin-/

6.    Các bước thực hiện giám định xuất xứ hàng hóa:

ITVC Toàn Cầu là đơn vị giám định đủ điều kiện và năng lực kiểm tra xuất xứ tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc các khối Asean và Asean+ đã ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam.

Các bước thực hiện vụ giám định xuất xứ hàng hóa (mẫu D, E, S, AK) như sau:

-       Thu thập thông tin và tài liệu về hàng hóa:

  • Bộ chứng từ xuất khẩu: Hóa đơn, Hợp đồng, P/L, B/L (Nếu Hóa đơn xuất theo giá CIF đề nghị gửi kèm hóa đơn hoặc hợp đồng bảo hiểm và hóa đơn cước phí vận tải để tính toán theo giá xuất FOB cho từng đơn vị sản phẩm);
  • Quy trình pha trộn nguyên, phụ liệu/ Quy trình sản xuất, lắp ráp;
  • Bảng giải trình tỷ lệ nguyên, phụ liệu được sử dụng ở đầu vào (Các nguyên phụ liệu dùng để sản xuất, cấu thành nên sản phẩm);
  • Hóa đơn, chứng từ để xác định giá trị nguyên, phụ liệu nhập khẩu ngoài Asean (Tờ khai Hải quan, Hóa đơn, P/L, B/L, Hợp đồng);
  • Các C/O thỏa mãn điều kiện xuất xứ hàng hóa mẫu D, E, AK, S (Đối với hàng hóa có xuất xứ cộng gộp và đối với các nguyên, phụ liệu được nhập khẩu thuộc các nước thành viên của Asean, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào);
  • Hóa đơn, chứng từ chứng minh giá nguyên, phụ liệu không xác định xuất xứ.

Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên của ASEAN, ASEAN+, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại đã được ký kết, nhà nhập khẩu Việt Nam cần đề nghị người xuất khẩu cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo mẫu phù hợp tại nước sở tại.

-       Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa tại cơ sở sản xuất

-       Đánh giá về xuất xứ hàng hóa theo quy định

-       Chụp ảnh trong quá trình giám định

-       Lập báo cáo & phát hành chứng thư giám định

Để yêu cầu dịch vụ giám định xuất xứ hàng hóa, máy móc, thiết bịHãy liên hệ ngay với ITVC Toàn Cầu – bạn sẽ nhận được những tư vấn hữu ích và dịch vụ tốt nhất.

0914 564 579


Copyright © 2014 ICTV. All Rights Reserved.

tư vấn iso, tu van iso, kiểm toán năng lượng, kiem toan nang luong

02253 261 208